USD
Đồng đô la vẫn tăng cao hơn trong phiên giao dịch đầu tuần do dư âm từ báo cáo việc làm tốt hơn mong đợi vào thứ Sáu. Tuy nhiên, lợi nhuận có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do vẫn còn nghi ngờ về sự phục hồi kinh tế Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giữ lời hứa sẽ có hành động hành pháp nếu Quốc hội Mỹ không đạt được đồng thuận về các biện pháp kích thích mới nhất của nước này, khi ký 4 lệnh hành pháp vào cuối tuần qua liên quan đến việc cứu trợ kinh tế Covid-19 trị giá 44 tỷ đô la. Tuy nhiên, theo mức thất nghiệp hiện tại thì số tiền này có thể sử dụng hết trong vòng một đến hai tháng. Điều này cũng không hỗ trợ được nhiều cho nền kinh tế.
Các cuộc đàm phán về gói kích thích dự kiến sẽ tiếp tục vào một thời điểm nào đó với viện trợ được cung cấp cho các bang là một trong những vấn đề đang gây tranh cãi nhiều nhất. Cơ hội của gói kích thích trị giá 3 nghìn tỷ USD mà Đảng Dân chủ nhắm tới được cho là đang giảm dần. Đảng đối lập hiện tại đã sẵn sàng thỏa hiệp mục tiêu của họ và hạ xuống 2 nghìn tỷ USD. Nhưng con số đó vẫn cao hơn một nghìn tỷ so với các khuôn khổ 1 nghìn tỷ USD mà đảng cầm quyền nhắm tới.
Về dài hạn : Nhìn chung cho dù đạt được con số nào thì các gói kích thích được tung ra sẽ đều làm suy yếu giá trị của đồng đô la. Các nhà đầu tư đang mất niềm tin vào Hoa Kỳ, điều này có thể thấy qua sự sụt giảm nhanh chóng của chỉ số DXY trong 3 tháng qua, đồng đô la Mỹ có nguy cơ tiếp tục giảm trong tương lai.
Trong ngắn hạn : các căng thẳng thương mại có thể đã hỗ trợ đồng USD với vai trò trú ẩn và hạn chế đà suy giảm của đồng tiền này.
EUR
Căng thẳng thương mại và dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ đang hỗ trợ đồng Đô la Mỹ. Do USD là đối thủ lớn nhất của EUR nên điều này đang đè nặng lên đồng Euro.
Đây có thể chỉ là giai đoạn giảm điều chỉnh của đồng EUR bởi xu hướng tăng với đồng tiền này vẫn còn khá hấp dẫn do niềm tin của giới đầu tư vào sự phục hồi của EU và cách EU xử lý đại dịch tốt hơn Mỹ. Chúng tôi sẽ vẫn chờ đọi các đợt tăng mới của đồng tiền này.
Triển vọng Khu vực đồng tiền chung châu Âu nhìn chung vẫn khá mạnh mẽ, nhưng nó có thể yếu đi nếu dữ liệu Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong tuần này hoặc các diễn biến về virus corona của EU khiến các nhà đầu tư lo ngại.
Dữ liệu niềm tin của Eurozone từ ZEW sẽ được công bố vào ngày hôm nay, nhưng số liệu thống kê về việc làm và tăng trưởng của Eurozone vào thứ Sáu có nhiều khả năng ảnh hưởng đến triển vọng của đồng tiền này hơn.
GBP
Đồng bảng Anh đã chứng kiến sự tăng vọt về nhu cầu trong tuần trước. Các nhà đầu tư đã phản ứng trước tin tức rằng các dự báo kinh tế năm 2020 của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) không thảm hại như hồi tháng Năm.
Tuy nhiên, lợi ích của đồng bảng Anh đang bị hạn chế bởi sự phục hồi của đồng đô la và việc nới lỏng cách ly của Anh đã bị trì hoãn do lo ngại các trường hợp nhiễm virus đang gia tăng trên toàn thế giới.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo tỷ lệ thất nghiệp quan trọng của Anh vào ngày hôm nay. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tiếp tục bày tỏ lo ngại về sức khỏe của thị trường việc làm Anh trong bối cảnh virus corona đang gia tăng. Dự kiến tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao hơn trong tháng 7.
Do đó, nếu việc làm ở Anh yếu hơn dự kiến, các nhà đầu tư có thể không lạc quan về triển vọng kinh tế của Anh. Điều này có thể tạo áp lực cho đồng bảng Anh. Ngược lại nếu dữ liệu việc làm tốt thì đồng bảng Anh sẽ tăng mạnh mẽ.
AUD
Nền kinh tế Trung Quốc gần đây đã cho dấu hiệu phục hồi trong tháng 7 : chỉ số giá tiêu dùng CPI của Trung Quốc trong tháng 7 tăng 2.7% so với năm trước, cao hơn mức tăng 2.5% hồi tháng 6. Sự gia tăng này trùng khớp với dự báo. Giá sản xuất PPI đã giảm 2.4% trong tháng 7 so với năm trước, sau khi sụt 3% hồi tháng 6. Điều này hỗ trợ cho các mã tiền tệ hàng hóa như AUD ổn định.
Trước đó các tín hiệu tích cực từ RBA về nền kinh tế Úc hồi đầu tuần trước đã củng cố xu hướng tăng ổn định của đồng tiền này.
NZD
Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ công bố quyết định lãi suất mới nhất vào thứ 4. Thị trường kỳ vọng rằng tuyên bố chính sách của họ có thể vẫn duy trì xu hướng nới lỏng rõ ràng, nhưng các nhà kinh tế đang phân vân về việc liệu họ có mở rộng mua trái phiếu chính phủ hay không. Việc mua trái phiếu chính phủ đã trở thành công cụ kích thích tiền tệ chính của các ngân hàng trung ương lớn trong thời kỳ đại dịch.
Hiện tại, thị trường không chắc liệu Ngân hàng Dự trữ New Zealand có tăng QE hay không. Vì vậy, nếu Ngân hàng Dự trữ New Zealand mở rộng quy mô QE, đồng đô la New Zealand sẽ giảm. Dự kiến ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ nâng mức trần mua trái phiếu từ 60 tỷ đô la New Zealand hiện tại lên 90 tỷ đô la New Zealand.
Vì vậy trước thời điểm công bố tin tức NZD có thể chịu áp lực giảm.